1. Pô xe máy:
Pô xe máy là hệ thống thoát khí thải, đóng vai trò quan trọng không thể thiếu với mỗi chiếc xe máy. Pô xe máy có chức năng đưa khí thải từ trong động cơ ra ngoài môi trường, loại bỏ khí thải cùng nhiệt lượng được sinh ra, giúp quá trình đốt cháy nhiên liệu được diễn ra liên tục. Pô xe cũng có chức năng giảm thanh hoạt động thoát khí. Hệ thống pô xe có hình trụ tròn và dài được gắn bên cạnh động cơ ở thân xe máy.
Cấu tạo của ống pô: pô xe máy bao gồm cổ pô, thân pô và bầu pô (có công dụng lọc khí thải, chỉ có trên các dòng xe moto pkl hoặc xe JDM, các hãng xe châu âu)
- Cổ pô: nối động cơ và thân pô, đưa khí thải từ động cơ ra thân pô.
- Thân pô: đảm bảo công suất thải khí đúng với dung tích xe như dự tính, góp phần tạo nên thẩm mỹ cho xe.
Pô xe máy được sản xuất từ nhiều chất liệu phù hợp cho nhiều dòng xe khác nhau như: thép (phổ thông, phổ biến trên nhiều dòng xe), nhôm (nhẹ, khó gia công và giá thành hơi cao), titan (độ cứng cao, nhẹ và thoát khí tốt, giá cao hơn các loại khác),...
Trong thời gian dài sử dụng, khó tránh khỏi việc pô xe hỏng hóc như có tiếng nổ lạ, pô nhả khói xanh, thải khói trắng hoặc đen,... Các trường hợp bất thường đều là hư hỏng với nhiều nguyên nhân khác nhau nên hãy theo dõi xe kỹ và đưa xe đến S701 để được kiểm tra tình trạng, được đội ngũ kỹ thuật viên nhiều năm kinh nghiệm xác định đúng tình trạng hư hỏng và có hướng giải quyết, xử lý đúng nhé. Nếu pô xe không có hư hỏng thì bạn cũng nên vệ sinh thường xuyên để đảm bảo pô xe hoạt động ổn định hết công suất.
Với những người đam mê xe moto pkl nói riêng và đam mê độ xe nói chung, pô xe là một trong những bộ phận được độ nhiều nhất. Việc độ pô xe chất lượng mang đến cho bạn hệ thống ống xả tối ưu, tăng thẩm mỹ cho xe và mang lại âm thanh đã tai, lỗ pô càng to thì công suất của xe càng mạnh. Độ pô là hành động động thay thế pô zin theo xe và có 2 hình thức độ pô cơ bản là slips on và full system.
- Slips on: chỉ thay thế phần thân pô, giữ nguyên buồng khí thải.
- Full system: thay thế toàn bộ hệ thống pô, phức tạp hơn.
Mỗi kiểu độ pô đều có ưu và nhược điểm riêng nên nếu muốn độ pô hãy lựa chọn địa điểm uy tín đáng tin cậy để được tư vấn loại pô cũng như mức độ phù hợp trước khi ra quyết định nhé các bạn.
Hiện nay, trào lưu độ pô ngày càng trở nên phổ biến, tương ứng với sự đa dạng về kiểu dáng và chất lượng của các loại pô xe. Một số mẫu pô xe máy độ phổ biến được yêu thích hiện nay: Akrapovic R1, MIVV, Leovince, SC Project GP S1,... Cụ thể hơn về các loại pô này S701 sẽ cập nhật ở một bài viết khác nhé.
2. Bánh xe:
Dựa vào mặt thiết kế, có 2 loại bánh xe trên xe máy là bánh căm và bánh mâm.
2.1. Bánh căm: hay còn gọi là vành nan nan hoa thường được thấy trên các loại xe số phổ thông như Wave, Rsx, Future. Được cấu tạo từ nhiều căm xe, gắn đùm xe và vành xe. Bánh căm thường làm từ nhôm hoặc thép không gỉ (đối với vành xe) và làm từ thép, nhôm, inox (đối với căm xe). Bánh căm thường sử dụng để đi rừng, đi offroad/địa hình do chịu lực tốt.
- Ưu điểm: loại bánh này khá bền và khó biến dạng khi va chạm. Dễ sửa chữa, nhẹ hơn bánh mâm và có khả năng giảm xóc tốt vì tính đàn hồi cao. Bánh căm cũng mang tính thẩm mỹ vì thanh thoát, gọn gàng.
- Nhược điểm: các căm xe thường dễ bị dão và gãy cũng như oxi hóa nếu làm từ sắt thép thông thường, phải sửa chữa và thay thế thường xuyên. Loại bánh này cũng chỉ có thể sử dụng cho lốp có săm.
2.2. Bánh mâm: hay còn gọi là vành đúc là loại bánh có vành đặc nguyên khối, không nhiều bộ phận như căm xe, đùm xe, niềng xe. Bánh được đúc từ crome, gang hoặc thép không gỉ nên nặng và chắc chắn giúp xe đầm hơn. Bánh mâm có tính thẩm mỹ cao vì đa dạng kiểu dáng mẫu mã, kết hợp với lốp không ruột nên có độ an toàn. Bánh mâm thường được sử dụng để đi đường trường.
- Ưu điểm: dễ vệ sinh, không rỉ sét và không bị oxi hóa
- Nhược điểm: dễ biến dạng cong vênh khi va chạm do cứng, đàn hồi kém và khó sửa chữa, thường phải thay thế nên tốn chi phí
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về các thành phần cơ bản cấu thành một chiếc xe máy. Ở phần kế tiếp cũng là phần cuối cùng, S701 sẽ nói về động cơ của xe máy (Engine) nhé.