CẤU TẠO SƠ BỘ CỦA MỘT CHIẾC XE MÁY (PHẦN 5 - PHẦN CUỐI)

CẤU TẠO SƠ BỘ CỦA MỘT CHIẾC XE MÁY (PHẦN 5 - PHẦN CUỐI)

Ngày đăng: 14/08/2024 04:07 PM

    Động cơ của xe máy, xe moto pkl là động cơ đốt trong (nổ sinh công trong đường đốt). Đây là một động cơ nhiệt được ứng dụng rộng rãi trên nhiều loại máy móc và phương tiện di chuyển hoạt động trên nguyên lý biến nhiệt năng thành công năng. Dựa vào từng dòng xe mà có nhiều loại động cơ đốt trong phù hợp. 

    Động cơ đốt trong (internal combustion engine/ICE) là loại động cơ nhiệt có hoạt động đốt cháy, chuyển hóa nhiên liệu bên trong buồng đốt của máy móc/phương tiện. Lực tác động từ công năng được chuyển hóa từ nhiệt năng lên động cơ giúp máy móc vận hành. Các loại nhiên liệu phổ biến dùng cho động cơ là xăng, dầu diesel. 

    Song song với sự phát triển của ngành công nghiệp xe máy, xe moto pkl là sự xuất hiện của các loại động cơ. Động cơ xe máy không chỉ là bộ phận quan trọng nhất của một chiếc xe máy mà còn là đặc trưng của nhiều thương hiệu, trở thành biểu tượng của những hãng xe nổi tiếng. Hiện nay có khoảng 9 loại động cơ đốt trong dùng cho xe máy. 

    • Động cơ xi-lanh đơn: nhỏ nhẹ và cấu tạo đơn giản, dễ áp dụng hệ thống làm mát bằng không khí, trọng lượng nhẹ và chi phí thấp nhưng cần bánh đà lớn, khó duy trì liên tục và không ổn định. Động cơ này thường thấy trên các dòng xe địa hình và xe phổ thông phân khối nhỏ, phổ biến trên các dòng dirt-bike và scooter

    • Động cơ hai xi-lanh thẳng hàng: đơn giản, gọn nhẹ, công suất nhanh và vừa phải nhưng khó triệt tiêu rung động, thường thấy trên các mẫu xe cổ điển, xe sử dụng hàng ngày và đi đường xa 
    • Động cơ V-twin: có hình chữ V, sức mạnh và âm thanh đặc trưng khiến động cơ này khá nổi tiếng. Tuy công suất khá thấp nhưng vẫn đạt được tốc độ cao. Hệ thống làm mát yếu, bộ rung không ổn định, phù hợp cho các xe có trọng tâm thấp, hay thấy trên các dòng xe cruiser 
    • Động cơ boxer: kích thước lớn, cân bằng hoàn hảo, trọng tâm thấp và mô men xoắn lớn, đặc trưng của hãng BMW. Tuy nhiên động cơ này cồng kềnh và khó sử dụng, phản ứng hạn chế trong các tình huống góc nghiêng 

    • Động cơ 3 xi-lanh: không phổ biến, mã lực cao, cân bằng tốt và linh hoạt trong mọi tình huống với âm thanh độc đáo, dành cho các dòng xe sportbike 

    • Động cơ 4 xi-lanh: cấu tạo đơn giản, hoạt động mạnh mẽ, âm thanh gầm mạnh và khả năng tăng tốc nhanh nhưng kích thước lớn, mô men xoắn không mạnh, thường thấy ở xe thể thao trên 600cc 
    • Động cơ V four: mạnh mẽ và bền bỉ với kích thước nhỏ, nặng và sản xuất phức tạp tốn kém nhưng âm thanh độc đáo đáng kinh ngạc, phù hợp với xe thể thao chạy đường trường cao cấp
    • Động cơ 6 xi-lanh nằm ngang: bền bỉ, êm ái với mô men xoắn tuyệt vời và trọng tâm thấp nhưng nặng và khó chế tạo với chi phí lớn, xuất hiện trên các dòng touring cao cấp 

    • Động cơ 6 xi-lanh thẳng hàng: tốc độ cao, hoạt động trơn tru nhưng phức tạp và kích thước lớn, thường gặp trên xe touring hiệu năng cao

    Ngoài ra còn một số động cơ khác ít thông dụng như Oval-piston V-4,...

    1. Đầu quy lát (culasses): được gắn trên đỉnh xi lanh tạo thành buồng cháy. Gioăng đầu quy lát có tác dụng làm kín. Đầu quy lát được làm bằng hợp kim nhôm nên có khả năng truyền nhiệt tự làm mát trong điều kiện áp suất và nhiệt độ cao. 

    2. Nòng xi-lanh: đựng trái piston là bộ phận chính của động cơ. Xi lanh hoạt động bằng cách piston di chuyển bên trong xi lanh, chuyển hóa năng lượng của khí nén thành động năng. Độ lớn của dung tích xi lanh tỉ lệ thuận với độ lớn của động cơ. Dung tích xi lanh là tổng thể tích của tất cả các xi lanh trong động cơ, đối với xe máy dung dung tích xi lanh được đo bằng đơn vị cm3.

    3. Dên (crankshaft): là một phần của hệ thống truyền động, chuyển động từ trục khuỷu tới piston và tác động lên không khí trong buồng đốt của động cơ làm tăng nhiệt độ và áp suất không khí, tạo ra lực tác động ngược lại lên piston khiến cho trục xoay.

    Hiện nay có 3 loại dên phổ biến là dên zin (dên gốc theo xe thích hợp nhất với cấu trúc động cơ), dên chích (tăng dung tích xi lanh và công suất của xe) và dên đôn (kích thước lớn và ác dên cứng nên được sử dụng tren các xe chở hàng). 

    Nói đến dên xe máy, trong thời gian sử dụng không tránh khỏi tình trạng xe bị lột dên. Xe máy lột dên sẽ phát ra những tiếng kêu khó chịu cho người lái. Hãy dắt xe đến ngay S701 để được hỗ trợ kiểm tra và sửa chữa nếu xe có hiện tượng này nhé.


    4. Hộp số: hay còn gọi là hộp biến tốc có chức năng thay đổi công suất được sinh ra từ động cơ đốt trong giúp xe máy đạt được gia tốc di chuyển ở mức tối ưu nhất. Hộp số xe máy được chia làm 2 loại là hộp số biến tốc chủ động và hộp số tự động dựa trên sự khác nhau về cấu tạo và nguyên lý hoạt động. 

    Hộp số có vai trò quyết định trong việc khai thác và sử dụng sức mạnh động cơ. Hộp số cho phép người lái chuyển giữa các số (hoặc tốc độ) để tăng hoặc giảm công suất của động cơ và thay đổi tốc độ của xe. 

    Nói tới hộp số, xe có khả năng bị hộp số nếu có các dấu hiệu sau đây: phát ra tiếng ồn lạ khi sang số vào ga, chuyển số khó, hộp số tự động nhả số, xe chạy yếu, rò rỉ dầu hộp số, hao xăng hoặc bị giật khi tăng giảm tốc. Nếu có bất kỳ các dấu hiệu trên hãy dắt xe đến S701 để được kiểm tra và sửa chữa nhé.



    5. Generator & Stato: là máy phát điện của động cơ, tạo ra điện để sạc bình. Trên xe máy, máy phát điện sử dụng sự kết hợp của nam châm và cuộn dây biến chuyển động quay tạo ra điện năng.

     

    6. Bộ nồi (Clutch): hay còn gọi là bộ ly hợp dùng để ngắt tạm thời lực từ động cơ để sang số. Nồi nằm giữa hộp số và động cơ, giữ vai trò quan trọng trong việc giúp xe hoạt động ổn định. Nồi có 2 bộ phận chính là ly hợp tiếp động và ly hợp tải có nhiệm vụ truyền lực từ động cơ đến hộp số và từ hộp số đến bánh sau. 

    6.1. Xe tay ga: Nồi ở xe tay ga dùng công nghệ CVT (hộp số biến thiên vô cấp) không cần phải qua số. Đây là loại hộp số có thể thay đổi tỷ số truyền liên tục mà không phân theo từng cấp số.

    6.2. Xe số: Bộ nồi của xe số bao gồm: 

    • Đế nồi: gồm đế trong và đế ngoài. Trong đó, đế trong truyền lực từ tay dên đến bộ số còn đế ngoài ngắt tạm thời lực từ tay dên đến bộ số
    • Lá bố và lá sắt: là cầu nối giữa đế trong và đế ngoài 
    • Lò xo: dùng để ép lá bố và lá sắt
    • Ty: đẩy lá bố và lá sắt tách khỏi đế trong

    7. Truyền động: Hiện tại có 3 dạng hệ thống truyền động trên xe máy và mỗi loại đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Dựa vào mục đích sử dụng mà nhà sản xuất sẽ trang bị truyền động phù hợp. 

    • Truyền động nhông xích: là hệ thống được sử dụng nhiều nhất vì đáp ứng được nhu cầu sử dụng cơ bản và chi phí bảo dưỡng thấp. Loại truyền động này được dùng cho hộp số thường, có ưu điểm là dễ lắp đặt và thay thế và bền bỉ nhưng nhược điểm là dễ dơ và tuổi thọ ngắn.
    • Truyền động dây curoa: thiết kế tương đồng với truyền động nhông xích. Ưu điểm của hệ thống này là khối lượng nhẹ, ít dơ tuy nhiên nhược điểm là thay thế phức tạp, lực kéo yếu và chi phí lắp đặt cao, không có độ bền. Hệ thống này thường thấy ở xe hộp số CVT, các dòng cruiser, touring. 
    • Truyền động trục các đăng: tương tự hệ thống truyền động trên ôtô với cấu tạo khép kín nên bền bỉ và sạch sẽ, thường thấy trên các dòng adv, giúp xe đầm hơn khi vào cua. Nhược điểm là hệ thống này có cấu tạo phức tạp, khối lượng nặng nên chỉ phù hợp dòng xe có công suất lớn. Tuy dễ sửa chữa và thay thế nhưng chi phí khá cao và phải mua hàng chính hãng.


    Đến đây là kết thúc những kiến thức tổng quan về các bộ phận cấu thành một chiếc xe máy ở mức độ cơ bản nhất. Hãy cùng S701 tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về các hãng xe, đặc trưng riêng của mỗi hãng cũng như các dòng xe moto pkl phổ biến nhất tại Việt Nam qua những bài viết sau nhé.